Từ ngày 8 - 10 /11 sẽ diễn ra Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024
Theo đó, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 gồm Chương trình khai mạc; đêm giao lưu văn nghệ hai nước Việt – Trung; Giải Marathon tỉnh Lai Châu năm 2024; Bế mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024.
Lai Châu - mảnh đất nơi cuối trời Tây Bắc với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút đông đảo du khách gần xa tới trải nghiệm, khám phá. Trong ảnh: Một góc thành phố Lai Châu.
Các hoạt động diễn ra trong thời gian tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 bao gồm: Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch: Trưng bày các ấn phẩm quảng bá du lịch (tờ rơi, tập gấp, cẩm nang, bản đồ du lịch, sách ảnh, quà tặng lưu niệm…), trình chiếu các video clip quảng bá điểm đến du lịch; giới thiệu sản phảm OCOP, sản phẩm nông sản tiêu biểu của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; Thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Hà Nội; Thành phố Đà Nẵng; Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại Quảng trường nhân dân tỉnh với 21 gian hàng.
Không gian văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu sẽ tái hiện không gian văn hoá các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Địa điểm: Quảng trường nhân dân tỉnh. Quy mô: 9 không gian: huyện Than Uyên: Không gian dân tộc Mông; huyện Nậm Nhùn: Không gian dân tộc Mảng; huyện Mường Tè: Không gian dân tộc Hà Nhì; huyện Tam Đường: Không gian dân tộc Lự; huyện Tân Uyên: Không gian dân tộc Lào; huyện Phong Thổ: Không gian dân tộc Thái; huyện Sìn Hồ: Không gian dân tộc Dao; Thành phố Lai Châu: Không gian dân tộc Giáy; Bảo tàng tỉnh: Không gian dân tộc Cống.
Không gian triển lãm ảnh đẹp du lịch, kết hợp trưng bày hoa, cây cảnh sẽ triển lãm ảnh đẹp du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành Phố Hồ Chí Minh; giới thiệu, quảng bá hình ảnh “Thiên nhiên, văn hóa, con người Tây Bắc”, kết hợp trưng bày hoa, cây cảnh nghệ thuật tại tại Quảng trường nhân dân tỉnh. Quy mô: 200 - 250 ảnh.
Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP và một số sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh: trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông sản đặc trưng của các huyện, thành phố. Quy mô: 20 gian hàng tại Quảng trường nhân dân tỉnh.
Không gian triển lãm sách, báo, tài liệu địa chí và nghệ thuật thư pháp: Trưng bày, triển lãm sách, báo và các tài liệu địa chí kết hợp không gian nghệ thuật thư pháp. Quy mô: 2 gian tại Quảng trường nhân dân tỉnh.
Không gian trưng bày giới thiệu trà, sâm, hoa lan và sinh vật cảnh: Tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm được chế biến từ trà, sâm; trưng bày, giới thiệu hoa lan và sinh vật cảnh. Quy mô: 1 gian tại Quảng trường nhân dân tỉnh.
Không gian văn hóa ẩm thực Lai Châu: Giới thiệu, về văn hóa ẩm thực, các món ăn độc đáo, hấp dẫn mang đậm nét văn hóa ẩm thực truyền thống của tỉnh Lai Châu. Quy mô: 20 gian hàng tại Đường Phạm Văn Đồng (đoạn từ Đại lộ Lê Lợi đến đường Hoàng Quốc Việt, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu).
Ngoài ra, Chương trình Famtrip và toạ đàm “tư vấn xây dựng chương trình du lịch City tour Lai Chau”: với các hoạt động khảo sát và trải nghiệm thực tế tại một số điểm du lịch trên địa bàn thành phố Lai Châu. Thời gian: 2 ngày (từ ngày 8 - 9/11/2024). Địa điểm: Cảnh quan thành phố Lai Châu (Quảng trường nhân dân, Khu hợp khối tỉnh, Hồ Thượng, Hồ Hạ, Tam Đường Tea, Lâm viên cây xanh thành phố…); Động Pusamcap, bản Gia Khâu gắn với hệ thống Động Gia Khâu, bản San Thàng gắn với Chợ đêm/chợ phiên San Thàng, Lao Tỷ Phùng (Tam Đường)…
Chương trình Tọa đàm “tư vấn xây dựng và giới thiệu sản phẩm du lịch “City tour Lai Châu” đến các doanh nghiệp Lữ hành sẽ tư vấn trong xây dựng sản phẩm “City tour Lai Châu” của các doanh nghiệp sau chương trình khảo sát và giới thiệu đến các doanh nghiệp về tour du lịch “City tour Lai Châu” để chào bán đến du khách trong và ngoài nước trong thời gian tới. Thời gian: ½ ngày 10/11/2024 tại thành phố Lai Châu…
Việc tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc tại Lai Châu. Đây không chỉ là dịp để quảng bá tiềm năng du lịch địa phương mà còn giúp du khách trong và ngoài nước khám phá, hiểu rõ hơn về phong tục, tập quán, và lối sống độc đáo của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Góp phần kết nối cộng đồng, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn di sản văn hóa. Tạo động lực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân thông qua các hoạt động du lịch bền vững.